Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất thế giới cả về số lượng người tham gia lẫn người hâm mộ. Nó có thể được chơi ở hầu hết mọi nơi từ sân chơi bóng đá chính thức đến nhà thi đấu, đường phố, sân chơi trường học, công viên tới các bãi biển. Để biết chính xác bóng đá là gì hay đá banh là gì thì trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu rõ hơn nhé.
I. Đá bóng là gì và ý nghĩa của bóng đá như thế nào?
Bóng đá tiếng anh là gì? Nó thường được gọi là “Soccer” hoặc “Football”. Cả hai danh từ này đều chỉ “bóng đá”. Bóng đá là gì? Nó được gọi là môn “thể thao vua”, bóng đá chủ yếu sử dụng chân để khống chế và điều khiển bóng. Hai đội thi đấu phải tuân theo một quy tắc nhất định, thay nhau tiến hành các hoạt động công thủ trên một sân bóng hình chữ nhật. Đặc điểm của môn bóng đá là có tính đối kháng mạnh, có kỹ thuật đa dạng, chiến thuật phong phú, dễ khai triển… và vì vậy nó luôn được gọi là “Môn thể thao của những người dũng cảm” hoặc “Môn thể thao số 1 hành tinh”. Đặc điểm này đã được thể hiện rõ nét qua các ý nghĩa của bóng đá sau:
1. Tính phổ cập rộng rãi
Liên đoàn Bóng đá quốc tế, tổ chức vẫn thường được gọi là “Liên hợp quốc nhỏ” là tổ chức thể thao lớn nhất trên thế giới, với 191 nước hội viên (tính đến năm 1996). Theo thống kê chưa đầy đủ thì con số vận động viên đăng ký chính thức của Liên đoàn Bóng đá quốc tế đã đạt tới trên 400.000 người. Tất nhiên, con số người tham gia đá bóng ở các nước trên thế giới còn lớn hơn con số này rất nhiều.
2. Có ảnh hưởng rất lớn
Tất cả mọi người trên thế giới, bất kể là nam hay nữ, già hay trẻ đều đặc biệt yêu thích môn thể thao này và vì vậy số lượng người theo dõi các trận thi đấu bóng đá cũng là một con số mà những môn thể thao khác không thể nào sánh được. Qua bảng 1 chúng ta có thể thấy số lượng khán giả trong các giải Vô địch Bóng đá Thế giới đã lên tới con số hàng chục tỷ người và họ đã tạo ra một khung cảnh ồn ào, náo nhiệt chưa từng có trên các sân bóng đá. Nhiều khi lòng đam mê bóng đá đã vượt ra khỏi khuôn khổ của mỗi cá nhân để tạo nên những ảnh hưởng tác động trực tiếp tới mối quan hệ giữa các quốc gia và điều này đã chứng tỏ ảnh hưởng rất sâu rộng của bóng đá.
3. Tính tranh đua quyết liệt
Bóng đá là gì? Nó là môn thể thao có sự cạnh tranh. Tính tranh đua quyết liệt trong thi đấu bóng đá được tạo ra bởi chính đặc điểm của môn thể thao này. Đặc điểm này có thể được khái quát thành “3 điểm nhất”: sân bóng có kích thước lớn nhất; lượng vận động lớn nhất và độ khó cao nhất. Trong thi đấu bóng đá hiện đại, để giành được thắng lợi thì tất cả các cầu thủ đều phải cố gắng dốc hết sức để đua tài. Sân thi đấu chính thức có diện tích vào khoảng 7000 m và trong một trận đấu, mỗi cầu thủ (ngoại trừ thủ môn) phải hoạt động ít nhất là trong khoảng 10.000m. Mỗi cầu thủ phải thực hiện tới trên 200 lần chạy với tốc độ cao và mỗi động tác kỹ thuật của họ đều phải thực hiện trong điều kiện có tốc độ cao và tính đối kháng mạnh.
Ngày nay, sự cạnh tranh trong thi đấu bóng đá còn thể hiện ở:
Thứ nhất là mức độ chuyên nghiệp hoá ngày càng được nâng cao. Nếu trước đây các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp chỉ tập trung chủ yếu ở châu u và Nam Mỹ thì hiện nay các câu lạc bộ ở châu Á và châu Phi cũng đã đua nhau thành lập. Sự thành công của Hàn Quốc và Nhật Bản trong các giải thi đấu chuyên nghiệp hai năm gần đây đã có tác dụng thúc đẩy rất lớn đối với việc phát triển môn bóng đá trong khu vực Đông Á. Bên cạnh đó, bóng đá chuyên nghiệp Trung Quốc tuy chỉ mới bắt đầu nhưng nhất định cũng sẽ thu được những kết quả tốt.
Thứ hai là xu hướng chuyên nghiệp hoá ngày càng được thể hiện rõ nét. Bóng đá chuyên nghiệp đòi hỏi phải lấy nghề đá bóng để sống, do đó các câu lạc bộ chỉ có giành được thành tích tốt thì mới có thể sinh tồn. Họ có thể mua, bán các cầu thủ chuyên nghiệp – lấy chất lượng của các cầu thủ để định giá – và cũng không ngần ngại đầu tư một khoản tiền lớn để thu được một hiệu quả cao hơn. Ví dụ trong đội hình thi đấu của ACMilan (Ý), giá trị của mỗi ngôi sao có thể lên tới hàng chục triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên, chính nhờ có sự chuyển đổi giữa các cầu thủ mà các đội bóng chuyên nghiệp mới có thể duy trì được một trình độ cao và chỉ bằng cách này thì các đội bóng mới có thể thu hút được khán giả và thi đấu với hiệu quả cao hơn.
4. Giàu tính nghệ thuật
Người ta đã tổng kết rằng trong thi đấu bóng đá có 5 yếu tố cơ bản là: thể chất, kỹ thuật, chiến thuật, phong cách và ý thức. Do kết quả thi đấu phụ thuộc vào kết quả của sự tổng hợp và phát huy 5 nhân tố này, cho nên thi đấu bóng đá thường biến ảo khôn lường, thắng, thua khó phân định và các tình huống gay cấn liên tiếp xảy ra. Tuy nhiên chính những tình huống gay cấn, biến hoá mang nhiều kịch tính này lại chính là chỗ “đáng xem” và là “ma lực hấp dẫn của bóng đá”. Trên sân cỏ vừa có sự tranh cướp dũng cảm, vừa có sự chống đối ngoan cường. Có tiến công mạnh mẽ để sút bóng vào cầu môn nhưng lại có sự phối hợp để khéo léo ghi bàn. Có khi sặc mùi thuốc súng nhưng có lúc lại chan chứa tình người, vừa có mồ hôi, đẫm mùi bùn đất, nhưng lại vừa có tính hóm hỉnh và khôi hài…
Do ý nghĩa của bóng đá là môn thể thao giàu tính nghệ thuật, cho nên việc phát triển phong trào vừa phải tăng cường về thể chất lại vừa phải rèn luyện, bồi dưỡng về tinh thần. Các cầu thủ phải dũng cảm trong tiến công, ngoan cường trong phòng thủ và phải có tác phong tư tưởng vững vàng. Phát triển môn bóng đá có tác dụng hỗ trợ tích cực tới việc xây dựng tinh thần văn minh nhân loại, đồng thời nó cũng là một phương pháp hữu hiệu nhất để thuật, phong cách và ý thức. Do kết quả thi đấu phụ thuộc vào kết quả của sự tổng hợp và phát huy 5 nhân tố này, cho nên thi đấu bóng đá thường biến ảo khôn lường, thắng, thua khó phân định và các tình huống gay cấn liên tiếp xảy ra. Tuy nhiên chính những tình huống gay cấn, biến hoá mang nhiều kịch tính này lại chính là chỗ “đáng xem” và là “ma lực hấp dẫn của bóng đá”. Trên sân cỏ vừa có sự tranh cướp dũng cảm, vừa có sự chống đối ngoan cường. Có tiến công mạnh mẽ để sút bóng vào cầu môn nhưng lại có sự phối hợp để khéo léo ghi bàn. Có khi sặc mùi thuốc súng nhưng có lúc lại chan chứa tình người, vừa có mồ hôi, đẫm mùi bùn đất, nhưng lại vừa có tính hóm hỉnh và khôi hài…
Bóng đá là gì? Do bóng đá là môn thể thao giàu tính nghệ thuật, cho nên việc phát triển phong trào vừa phải tăng cường về thể chất lại vừa phải rèn luyện, bồi dưỡng về tinh thần. Các cầu thủ phải dũng cảm trong tiến công, ngoan cường trong phòng thủ và phải có tác phong tư tưởng vững vàng. Phát triển môn bóng đá có tác dụng hỗ trợ tích cực tới việc xây dựng tinh thần văn minh nhân loại, đồng thời nó cũng là một phương pháp hữu hiệu nhất để tăng cường tinh thần dân tộc và mở rộng giao lưu quốc tế.
II. Nguồn gốc của bóng đá|bóng đá xuất xứ từ nước nào
1. Bóng đá bắt nguồn từ nước nào?
Năm 1985, Liên đoàn Bóng đá quốc tế đã tổ chức Giải thi đấu Bóng đá Thiếu niên Thế giới lần thứ nhất (từ 16 tuổi trở xuống) tại Bắc Kinh. Tại buổi lễ khai mạc, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Quốc tế ông Havelange đã nói: “Bóng đá bắt đầu từ quốc gia nào? Môn bóng đá được bắt nguồn từ Trung Quốc và nó đã tồn tại ở qúi quốc từ hàng ngàn năm nay”. Trên thực tế câu nói trên của ông Havelange là có bằng chứng lịch sử rõ ràng. | Nền văn hóa Trung Quốc đã có nguồn gốc từ rất lâu đời và từ rất sớm, ngay trong thời kỳ Chiến quốc (475 – 221) trước công nguyên, sử sách Trung Quốc đã có những sự ghi chép đáng tin cậy về trò chơi bóng đá. Chiến quốc sách – Tề sách ghi rằng: “… Dân Lâm Tri bảy vạn hộ… vùng Lâm Tri rất giàu có, người dân ở đây không ai là không biết thổi sênh, gảy đàn, đánh đàn bầu, đánh đàn cầm, đánh gà chọi, nuôi chó săn, cờ bạc và thạp cúc (đá bóng nhồi bằng da)”. “Thập cúc” hay còn được gọi là “Xúc cúc” là một loại trò chơi tựa như đá bóng, trong đó “xúc”, “thạp” có nghĩa là chân đá vào vật, còn Cúc là quả cầu được làm bằng da thú, bên trong chứa đầy lông, tóc. Khi thi đấu, hai bên sắp xếp theo hàng ngũ và thay nhau tiến hành các hoạt động công, thủ. Có thể dễ dàng nhận thấy trò chơi bóng đá trong thời cổ đại ở Trung Quốc đã hết sức chú trọng tới việc bài binh bố trận và tư tưởng chiến thuật. Từ các bài văn, thơ ca ngợi của một số nhà thơ và nhà sử học đối với một số cầu thủ đá “xúc cúc” nổi tiếng nhất thời bấy giờ đã cho thấy . vào thời điểm đó trò chơi bóng đá đã có qui mô khá lớn và đã được mọi người ưa thích.
Đến thời nhà Đường trò chơi bóng đá của Trung Quốc lại có thêm những sự phát triển mới: Bóng được làm bằng da bên trong bơm đầy khí và cầu môn được treo lưới. Kể từ đó môn “xúc cúc” cổ điển đã bắt đầu được truyền sang Nhật Bản, Triều Tiên… và trở thành một thủ pháp ngoại giao của Trung Quốc.
Có thể tóm tắt hoạt động của bóng đá cổ đại Trung Quốc bằng những điểm chủ yếu sau:
Từ rất sớm đã phát minh ra phương pháp dùng da bọc ngoài quả bóng.
Áp dụng phương pháp bơm đầy hơi vào ruột bóng.
Tạo ra cầu môn có lưới treo.
2. Nguồn gốc của bóng đá hiện đại và sự thành lập của Liên đoàn Bóng đá Quốc tế
Bóng đá ra đời khi nào? Ngày 26 tháng 10 năm 1863, là một ngày có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử của bóng đá thế giới. 11 Câu lạc bộ đã triệu tập một hội nghị tại thủ đô Luân Đôn nước Anh để thành lập tổ chức bóng đá đầu tiên trên thế giới: Liên đoàn Bóng đá Anh và họ cũng đã tiến hành thảo luận để thống nhất một số điều luật cơ bản trong thi đấu bóng đá. Do đó, làng bóng đá quốc tế luôn coi ngày này là ngày ra đời của môn bóng đá hiện đại và vì vậy nước Anh cũng trở thành quê hương của môn bóng đá hiện đại.
Việc thành lập Liên đoàn Bóng đá Anh không chỉ kéo theo việc một số quốc gia ở châu Âu và Nam Mỹ kế tiếp nhau thành lập tổ chức bóng đá của mình, mà nó còn thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của môn bóng đá. Năm 1872 Anh và Scotlan đã phối hợp tổ chức thi đấu và đây là lần đầu tiên trên thế giới có trận thi đấu giữa hai liên đoàn bóng đá của hai nước. Năm 1890 Áo bắt đầu tổ chức giải thi đấu bóng đá. Trước và sau năm 1900, một số nước như Tây Ban Nha, Hà Lan, Achentina, Đan Mạch, Niuzilan, Chilê, Bỉ cũng đã thành lập liên đoàn bóng đá của mình. Những hoạt động trên không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của môn bóng đá mà đồng thời nó cũng đặt nền móng cho việc thành lập một tổ chức bóng đá mang tính quốc tế.
Trong thế kỷ 19 châu Âu là trung tâm phát triển của môn bóng đá và các quan chức như thư ký Liên đoàn Bóng đá Hà Lan và thư ký Hiệp hội Thể dục Thể thao Pháp là những người đề xướng tích cực cho việc sáng lập của Liên đoàn Bóng đá Quốc tế. Thư ký Liên đoàn Bóng đá Hà Lan đã gửi thư cho Liên đoàn Bóng đá Anh và hy vọng họ đứng ra thành lập một tổ chức bóng đá mang tính quốc tế. Tuy nhiên đề nghị này đã bị phía Anh từ chối bởi vì họ cho rằng việc thành lập Liên đoàn Bóng đá quốc tế là một ảo tưởng không thể nào thực hiện được. Một thời gian sau, thông qua các hoạt động tích cực của mình, các liên đoàn bóng đá của một số nước đã quyết định không đợi nước Anh nữa mà gửi thư tới tất cả các liên đoàn bóng đá ở châu u để yêu cầu họ cùng đứng ra thành lập Liên đoàn Bóng đá quốc tế. Ngày 21/5/1904, Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (gọi tắt là FIFA) đã được chính thức thành lập tại trụ sở của Hiệp hội Thể dục Thể thao Pháp ở Paris. Các đại biểu đại diện của 7 nước là Pháp, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Bỉ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hà Lan đã ký tên vào các văn kiện có liên quan. | Ngày 23/5/1904 Liên đoàn Bóng đá Quốc tế triệu tập Đại hội đại biểu lần thứ 1 và ông Robert Guerin (người Pháp) được chọn làm vị Chủ tịch đầu tiên của FIFA. Trong một thời gian ngắn FIFA đã thực hiện được một số lượng lớn công việc như thành lập cơ cấu bộ máy làm việc, tiếp nhận các hội viên mới, mở rộng ảnh hưởng và giúp đỡ một số nước thành lập liên đoàn bóng đá của mình. Ngày 14/4/1905 Liên đoàn Bóng đá Anh tuyên bố thừa nhận và yêu cầu được gia nhập FIFA. Chẳng bao lâu sau Scotlan, Xứ Uên, Ai Len, Bắc Ai Len cũng kế tiếp nhau gia nhập và đối với một tổ chức mới ra đời như FIFA thì đây quả là một thắng lợi rất lớn.
Tôn chỉ hoạt động của FIFA là: Thúc đẩy sự phát triển của môn bóng đá trên trường quốc tế, mở rộng mối liên hệ giao lưu hữu hảo giữa các liên đoàn bóng đá các nước, tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân và vận động viên các nước trên thế giới.
Cơ cấu quyền lực cao nhất của FIFA là Đại hội đại biểu được định kỳ tổ chức 2 năm một lần. Mỗi liên đoàn bóng đá của một nước là thành viên chính thức của FIFA được cử tới 3 đại biểu để tham gia thảo luận, nhưng chỉ có một người được quyền biểu quyết, Chỉ có các đại biểu chính thức của đại hội mới được phép tham gia vào việc sửa đổi các điều luật thi đấu. Muốn sửa đổi một chương hoặc điều mục nào đó trong Luật thi đấu thì cần phải thu được từ 3/4 số phiếu tán thành trở lên. Bầu cử được áp dụng theo hình thức bỏ phiếu kín và các nghị quyết sẽ có hiệu lực sau 3 tháng kể từ khi được đại biểu thông qua. Trong thời gian giữa hai Đại hội hoạt động hàng ngày của FIFA sẽ do Ban chấp hành gồm 21 người đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thư ký Ban chấp hành và những trợ lý của ông ta. FIFA thành lập Ban chấp hành (để phụ trách việc quản lý hành chính), Ủy ban tổ chức giải vô địch bóng đá thế giới, Ủy ban thể thao nghiệp dư, Ủy ban trọng tài, Ủy ban kỹ thuật, Ủy ban y tế, Ủy ban thông tin tuyên truyền, Ủy ban kỷ luật, Ủy ban pháp chế, Ủy ban tổ chức giải thi đấu thanh niên thế giới, Ủy ban bóng đá nữ, Phòng thư ký… để cùng phối hợp tiến hành công việc. Tổng thư ký là nhân vật lãnh đạo chủ yếu của FIFA. Nhiệm vụ của ông ta rất nặng nề và trách nhiệm rất lớn, ông ta vừa là sợi dây nối liền giữa các liên đoàn bóng đá các nước, các liên đoàn bóng đá của các châu lục, các tổ chức và các Ủy ban, vừa phải phụ trách Ban chấp hành và 2 năm một lần phải đệ trình một phần báo cáo hoạt động trước đại hội đại biểu và thực hiện cụ thể nghị quyết của Ban chấp hành.
Tuy nhiên, người lãnh đạo cao nhất của FIFA vẫn là Chủ tịch FIFA.
Qua bài viết này, chúng ta đã có được câu trả lời cho các thắc mắc: bóng đá là gì, ý nghĩa của bóng đá và nguồn gốc xuất sứ cũng như sự ra đời của môn thể thao này. Để đọc thêm các kiến thức bổ ích khác về bóng đá, hãy theo dõi tiếp các bài viết mới của trung tâm dạy học bóng đáBóng Rổ Tuổi Trẻ nhé.
Tag: bóng đá là gì, bóng đá xuất xứ từ nước nào, bóng đá tiếng anh là gì, đá bóng là gì, bóng đá bắt nguồn từ nước nào, bóng đá xuất phát từ nước nào, đá banh là gì, ý nghĩa của bóng đá, bóng đá ra đời khi nào, bóng đá bắt đầu từ quốc gia nào